Độ kiềm trong nước
Độ kiềm là khả năng của nước chống lại sự thay đổi độ pH, làm cho nước có tính axit hơn.
Độ kiềm là độ bền của dung dịch bao gồm các axit yếu và các bazơ liên hợp của chúng. Nó được đo bằng cách chuẩn độ dung dịch bằng một axit đơn cực như HCl. Đến khi pH của nó thay đổi đột ngột, hoặc nó đạt đến điểm cuối.
Độ kiềm trong nước tự nhiên thường có độ pH<8,4. Chính là lượng ion Hidrocacbonnat, cả hợp chất axit hữu cơ.

Đo độ kiềm rất quan trọng trong việc xác định khả năng ô nhiễm axit từ lượng mưa hoặc nước thải. Đây là biện pháp tốt nhất về độ nhạy của dòng với các đầu vào axit. Biết được những thay đổi dài hạn về độ kiềm của sông, suối đáp ứng sự thay đổi của con người.
Độ kiềm của nước tự nhiên được xác định bởi đất và đá gốc nó đi qua. Các nguồn chính cho độ kiềm tự nhiên là đá chứa các hợp chất cacbonat, bicarbonate và hydroxide. Borates, silicat và phốt phát cũng có thể góp phần vào độ kiềm.
Độ kiềm ảnh hướng đến độ cứng của nước. Độ kiềm trong nước
Độ cứng của nước là quan trọng trong nuôi trồng thủy sản và là một yếu tố quan trọng của chất lượng nước
Vì nước cứng chứa cacbonat kim loại (chủ yếu là CaCO3) nên nó có độ kiềm cao. Trừ khi carbonate liên quan đến natri hoặc kali không góp phần vào độ cứng. Nước mềm thường có độ kiềm thấp và khả năng đệm ít.
Độ kiềm là thông số chính phải được xét đến khi làm mềm nước. Khi đó, mới xác định được nhu cầu đá vôi và soda trong quá trình làm mềm. Độ kiềm của nước được làm mềm phải nằm trong độ tiêu chuẩn của nước uống.
Vì vậy, nhìn chung, nước mềm dễ bị biến động pH hơn từ mưa axit hoặc ô nhiễm axit.

Vai trò của độ kiềm trong nuôi trồng thủy sản.
Độ kiềm ít tác động trực tiếp đến đời sống của các loài thủy động vật mà tác động lên các yếu tố có liên quan và ảnh hưởng hưởng đến trạng thái của ao hồ. Ví dụ sự phát triển của thủy thực vật (tảo). Yếu tố tác động gián tiếp chính là: ảnh hưởng tới pH, ảnh hưởng tới sinh trưởng của thủy thực vật.
Độ kiềm carbonate của nước chẳng những quyết định giá trị pH ban đầu (chưa xảy ra quá trình sinh hóa) của nước mà còn quyết định tính đệm của nước, tức là sự biến động pH của môi trường nước khi đưa thêm vào nước một lượng pH hay kiềm nào đó.
Quá trình hô hấp của động thực vật trong ngày thay đổi nên pH thay đổi theo Thông thường là thấp về sáng sớm, cao về chiều hôm. Nhưng khi độ kiềm của nước cao độ dao động pH trong ao hồ thấp so với nước có độ kiềm thấp.

Độ kiềm phù hợp trong nuôi trồng tủy sản.
Trong ao nuôi thủy sản, độ kiềm thích hợp trong khoản 75mg/L – 200mg/L.
Đối với tôm thẻ chân trắng, độ kiềm thích hợp là 120 – 150 mg CaCO3/L.
Đối với tôm sú độ kiềm thích hợp là 80 – 120 mg CaCO3/L.
Qúy khách có nhu cầu xin vui lòng liên hệ Mr Kiên
Không có bình luận.
Bạn có thể trở thành người đầu tiên để lại bình luận.